Liệu ăn chay lâu dài có hại cho sức khỏe?

Thanh Uyên  Ι  09.2021

Dinh dưỡng và chế độ ăn chay trường

Bạn có phải là người duy nhất từng băn khoăn và hỏi Google rằng liệu mình có thể sống khỏe mạnh mà không cần thịt trong chế độ ăn uống?

Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên, chúng ta cần phải xem qua các loại dinh dưỡng mà cơ thể cần. Dinh dưỡng cho con người (và cũng tương tự cho phần lớn các loài sinh vật sống khác) được phân thành 2 nhóm chính dựa vào số lượng cơ thể cần: đa lượng và vi lượng.

Đa lượng, như tên gọi của nó, là phần dinh dưỡng mà cơ thể cần với số lượng lớn, bao gồm protein hay chất đạm, carbohydrate hay đường-tinh bột-chất xơ và fat hay chất béo. Trong khi đó, cơ thể cần vi lượng với số lượng rất ít tuy phải đầy đủ, nếu không về lâu dài cơ thể có thể mắc các chứng bệnh không rõ nguyên nhân. Vi lượng bao gồm các loại vitamin và khoáng chất.

Sản phẩm chứa đạm (protein)

Sản phẩm chứa đạm

Sản phẩm chứa carbohydrates

Sản phẩm chứa carbohydrate

Sản phẩm chứa chất béo

Sản phẩm chứa chất béo

Thịt cá và các loại thức ăn chứa nhiều đạm hay protein đóng vai trò quan trọng và cơ thể luôn cần với số lượng lớn. Nó chiếm tới 16% trọng lượng cơ thể và hiện diện phần lớn ở cơ, xương, da và tóc và tạo ra vô số các loại enzyme giúp vận hành mọi chức năng trong cơ thể. Protein là những phân tử có kích thước lớn nhỏ khác nhau được tạo ra bởi sự kết hợp giữa các loại amino acid.

Amino acid là các hợp chất hữu cơ chứa amin, carboxyl và một nhóm chức năng riêng cho từng loại. Thành phần chính của amino acid là carbon C, hydro H, oxy O, ni-tơ N và một số chất khác nằm trong nhóm chức năng. Có khoảng 20 loại amino acid hiện diện trong bộ mã di truyền. Và vì vậy, được xem là các amino acid thiết yếu cho sự sống, hiện diện ở hầu hết các loài sinh vật trên Trái Đất.

Rau quả các loại
Nước ép trái cây các loại
Hạt các loại
Sản phẩm chứa chất chống oxy hóa
Cá các loại

Thức ăn được khuyên dùng có lợi cho sức khỏe
(rau quả- ngũ cốc, nước ép trái cây, hạt các loại, sản phẩm chứa chất chống oxy hóa và cá)

Trong khi cây cỏ có khả năng tổng hợp hết 20 loại amino acid này thì động vật và con người chỉ có thể tự tạo ra một số loại nhất địnha. Do đó, gần như mọi loài sinh vật trên Trái Đất đều phải phụ thuộc vào cây cỏ hay các loài có khả năng quang hợp để tồn tại. Chúng được gọi là nhóm sản xuất trong toàn bộ mạng lưới thức ăn. Tuy nhiên, do khả năng tổng hợp các loại amino acid và các loại dưỡng chất không giống nhau ở các loại cây, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng đa dạng và hợp lý là cực kỳ quan trọng.

Vitamin B12 và nguồn cung cấp

Ngoài khả năng cung cấp amino acid dưới dạng đạm, cây cỏ nói chung có đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng khác mà cơ thể cần, từ carbohydrate đến chất béo như dầu thực vật hay các loại vitamin và dinh dưỡng khoáng. Tuy nhiên, có một chất đáng được lưu ý là Vitamin B12 (Cobalamin, Cyanocobalamin), giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, sản xuất tế bào hồng cầu và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh lại không hiện diện phổ biến ở cây cỏ do chúng không thực sự cần đến trong khi bản thân con người cũng không thể tự tổng hợp được.

Chỉ có một số loại vi khuẩn nhất định và tảo biển có được khả năng này. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ, khoảng 2.4mg cho người trưởng thành (theo Institute of of Medicine’s Food and Nutrition Boar), sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra mệt mỏi và bị tổn thương thần kinh nhất thời. Thiếu hụt kéo dài khiến dễ bị mắc các bệnh về tim mạch, thiếu máu ác tính hoặc thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Người bị thiếu vitamin B12 thường chỉ biểu hiện sau một đến năm năm tùy vào tình trạng sức khỏe.

Ăn chay trường và Vitamin B12 - Rong biển Nori

Tảo biển Nori

Ăn chay trường và Vitamin B12 - Nấm rơm (Volvariella volvacea)

Nấm rơm

Ăn chay trường và Vitamin B12 - Nấm mồng gà (Cantharellus cibarius)

Nấm mồng gà

Ăn chay trường và Vitamin B12 - Nấm bào ngư (Pleurotus ostreatus)

Nấm bào ngư

Tin vui cho những người ăn chay là rong biển nori (loại phổ biến dùng để làm món sushi của người Nhật Bản) và một số loại nấm (nấm không thuộc giới thực vật) như nấm rơm, nấm bàn hay nấm bành, nấm mồng gà và nấm bào ngư chứa một lượng nhỏ vitamin B12. Ngoài ra, một số loại ngũ cốc trên thị trường cũng được tăng cường thêm vitamin B12 và các loại vitamin khác.

Ngoại trừ ăn chay theo tôn giáo, ngày nay xu hướng giảm dần đến mức cắt bỏ hoàn toàn lượng thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt cá trứng… và thay bằng các loại rau củ quả đa dạng màu sắc không những chỉ đơn giản là “trào lưu” của ai đó muốn chăm lo cho sức khỏe của riêng mình, nó còn là một mục tiêu dài hạn có tính bền vững giúp bảo vệ môi trường của những người yêu thiên nhiên, mong muốn một cuộc sống khỏe mạnh và trong lành cho thế hệ con cháu về sau. Chế độ ăn chay hợp lý theo cách hiểu đơn giản là không dùng sản phẩm từ thịt động vật (nhưng vẫn sử dụng sữa) kết hợp với sinh hoạt lành mạnh đã được khoa học chứng minh giúp cải thiện sức khỏe do ít bị tác động bởi các loại bệnh tật.

(Tác giả: Thanh Uyên)

a: 11 loại amino acid do cơ thể tự tạo: alanine, arginine (chỉ ở người trưởng thành), asparagine, acid aspartic, cystein, acid glutamic, glutamin, glycin, prolin, serine và tyrosine

Thông tin thêm về ăn chay (không có thịt) và các vấn đề liên quan đến sức khỏe:

error: Nội dung có bản quyền!